Trẻ em hay đau ốm, thủ phạm có thể bắt nguồn từ một số thói quen sai lầm của cha mẹ
Trẻ em hay đau ốm, thủ phạm có thể bắt nguồn từ một số thói quen sai lầm của cha mẹ
Mỗi một đứa trẻ đều là trái tim của người mẹ, 10 tháng mang bầu 1 hồi sinh nở đã làm cho người mẹ chịu không ít khổ cực vất vả.
Sau khi sinh em bé càng coi con trẻ như tâm can của mình yêu thương tận tâm chăm sóc.
Nhưng có một số trẻ có thể lớn lên trưởng thành khỏe mạnh, một số lại vẫn phải thường xuyên đến bệnh viện.
Nguyên nhân của hiện tượng này thật sự là do thể trạng của mỗi đứa trẻ là khác nhau chăng?
Thực ra trách nhiệm lớn hơn chính là nằm ở cách chăm sóc của bố mẹ.
Phụ huynh có các hành vi sau đây sẽ làm cho trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn.
1. Thích ở nhà
Một số cha mẹ cảm thấy rằng môi trường bên ngoài, không khí và mọi thứ khác đều không tốt, vì vậy không đưa trẻ em ra ngoài chơi, để cho trẻ em ở nhà cả ngày.
Điều này sẽ không chỉ làm cho trẻ thừa cân, mà đứa trẻ còn không tiếp xúc được với ánh nắng mặt trời và khí hậu bên ngoài, khả năng miễn dịch suy giảm, thể trạng kém, thời tiết hơi thay đổi một chút, trẻ sẽ rất dễ bị cảm mạo mà sinh bệnh.
Do đó, nếu thời tiết tốt trời đẹp, nhất định cần để trẻ đi ra ngoài trời, phơi nắng nhiều, hoạt động nhiều, có thể cường thân kiện thể.
2. Đắp chăn dày nặng
Trẻ em đắp chăn quá dày nặng có cảm giác áp lực đè nặng rõ ràng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển vào ban đêm. Chăn quá dày không dễ phát tán khí nóng, có thể dẫn tới thể nhiệt của trẻ quá cao.
Nhưng cũng phải chú ý trẻ buổi đêm dễ đạp chăn, dẫn đến hậu quả trực tiếp nhất là bị lạnh cảm mạo, tiêu chảy và đau bụng.
Nếu phát hiện trẻ khi ngủ lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồ hôi thì chứng tỏ chăn quá dày rồi.
Trẻ nhỏ khi ngủ, có thể lựa chọn túi ngủ, phòng khi đạp chăn lại vẫn ấm áp. Trẻ lớn hơn chút thì có thể đắp một chăn nhỏ riêng.
3. Cứ mắc bệnh là truyền dịch
Trẻ hễ sốt, cảm mạo, gia đình vì để hiệu quả nhanh đã lựa chọn truyền dịch, nhưng nó lại không phải là lựa chọn tốt nhất.
Thường xuyên truyền dịch để điều trị cho trẻ, sẽ làm mất cơ hội hội rèn luyện hệ miễn dịch của trẻ.
4. Quá sạch sẽ
Rất nhiều bậc cha mẹ đều cho rằng sức khỏe của trẻ em có quan hệ với vệ sinh, chỉ cần bình thường lưu ý giữ gìn sạch sẽ, thì có thể tránh được rất nhiều vi khuẩn xâm phạm.
Giả dụ, nếu trường kỳ để trẻ trong một môi trường vô khuẩn, trẻ sẽ trở nên đặc biệt mẫn cảm, hơi tiếp xúc vi khuẩn một chút là có thể bị truyền nhiễm.
5. Mặc quá nhiều quần áo
Rất nhiều người lớn mặc quần áo cho trẻ em, đều theo cảm giác chủ quan của mình mà quyết định.
Có những trẻ mặc quá nhiều, thường xuyên xảy ra với trẻ em được bà nội hay bà ngoại trông.
Thường phụ nữ trung và lão niên thể trạng hàn (lạnh), sợ lạnh, mặc tương đối nhiều, do đó cũng cảm giác trẻ lạnh, luôn mặc thêm quần áo cho chúng.
Tuy nhiên, theo Đông y, trẻ con ‘dương thường hữu dư, âm thường bất túc’.
Có nghĩa là cơ thể trẻ sẽ cảm thấy nóng hơn so với người lớn.
6. Thêm bữa ăn cho trẻ em
Một số phụ huynh cho con đi học mẫu giáo, họ luôn không yên tâm, lo lắng rằng con cái của họ ăn không no đủ.
Khi trẻ về nhà thì cho chúng ăn bù các thể loại đồ ăn vặt… các loại ngon hấp dẫn, trẻ sẽ rất dễ ăn nhiều.
Loại thói quen ăn uống này rất không có lợi đối với sức khỏe của trẻ, trẻ tiêu hóa không tốt, sức đề kháng của trẻ cũng dần dà giảm sút, tự nhiên sẽ dễ sinh bệnh.
7. Chăm sóc trẻ bị cảm mạo
Theo lời khuyên của bác sĩ, sau khi bị cảm lạnh vẫn là cố gắng ở nhà, nơi như vậy tương đối ấm áp, không nên ra nơi nhiều gió tránh bị lạnh.
Ngoài ra, trẻ trong thời gian cảm mạo nhất định cần chú ý ăn mặc của trẻ, vừa không được mặc ít bị lạnh cũng không được mặc quá nhiều ủ ướt mồ hôi, cần biết rằng khi mồ hôi bốc hơi cũng có thể làm cho trẻ bị lạnh.
Bình thường khi trẻ cảm mạo quần áo và chăn màn cũng nhất định cần giặt giũ sạch sẽ, chú ý vệ sinh, như vậy cảm mạo ở trẻ mới khỏi nhanh hơn.
Theo www.sohu.com
Liên Hoa biên dịch