Các chuyên gia nói gì khi Trung Quốc tuyên bố tạo ra những em bé sửa đổi gen
Các chuyên gia nói gì khi Trung Quốc tuyên bố tạo ra những em bé sửa đổi gen
Sau khi Trung Quốc tuyên bố tạo ra những em bé sửa đổi gen, Giáo sư Julian Savulescu, Giám đốc Trung tâm đạo đức thực hành Uehiro của Đại học Oxford, chia sẻ:
“Nếu điều này là đúng, thí nghiệm này là rất khủng khiếp giống như loài dã thú vậy”.
Ngày 25/11 vừa qua, giáo sư Hạ Kiến Khuê, một nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam tuyên bố, em bé sửa đổi gen đầu tiên đã được sinh ra ở Trung Quốc. Sau khi thông tin được công khai đã gây ra rất nhiều tranh cãi và cũng khiến dư luận chú ý đến các vấn đề về đạo đức.
Em bé sinh ra từ sửa đổi gen ở Trung Quốc sợ rằng sẽ dẫn tới đột biến gen
Theo các phương tiện truyền thông tại Trung Quốc đại lục, thử nghiệm lần này là một cặp sinh đôi. Giáo sư Sinh học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam, ông Hạ Kiến Khuê tuyên bố, những em bé sửa đổi gen có thể “miễn dịch tự nhiên đối với bệnh AIDS”.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết hai bé, Lulu và Nana, được sinh ra từ biện pháp thụ tinh nhân tạo nhưng sử dụng trứng đã được điều chỉnh đặc biệt trước khi cấy vào tử cung người mẹ. “Ngay sau khi ghép tinh trùng của người cha vào trứng, các bác sĩ sẽ cấy thêm protein CRISPR/Cas9 và thực hiện một cuộc phẫu thuật gen với mục tiêu bảo vệ các cháu bé trong tương lai không bị lây nhiễm HIV”, ông Hạ nói.
Được biết, thử nghiệm này bắt đầu vào tháng 3/2017 và kết thúc vào tháng 3/2019. Theo đơn xin thẩm tra gửi ủy ban đạo đức y tế của Bệnh viện bà mẹ và trẻ em Hà Mỹ Thẩm Quyến (có liên quan một phần tới thí nghiệm), nhóm nghiên cứu đang chạy thử nghiệm thay đổi gen CCR5, một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người như HIV, đồng thời là tác nhân gây bệnh AIDS. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng loại phân tử CRISPR/Cas9 – một công nghệ mới có thể “cắt và dán” một cách chính xác, cho phép loại bỏ các phần ADN và thay thế chúng theo ý muốn. Bằng cách sử dụng CRISPR để biến đổi gen CCR5, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ giúp những đứa trẻ miễn dịch với HIV trong suốt cuộc đời của chúng.
Tuy nhiên, theo báo cáo “đa chiều”, một trong hai anh em sinh đôi tham gia vào thí nghiệm này đã không được chỉnh sửa gen thành công. Điều này cũng gây lo ngại về việc liệu sẽ có một số tác dụng không mong muốn ngoài mục tiêu.
Theo The 21st Century Business Herald, việc áp dụng chỉnh sửa gen trực tiếp đối với người có hiệu ứng tác động ngoài mục tiêu (trượt đích), dẫn đến những đột biến không thể đoán trước trong hệ gen. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ thống CRISPR có thể làm cho các tế bào xóa gen ức chế khối u p53, làm tăng khả năng ung thư. Ngoài ra, mối quan hệ giữa gen CCR5 và HIV biến đổi trong thí nghiệm này vẫn chưa rõ ràng, rằng liệu nó có thực sự chống lại được AIDS hay không?
Các chuyên gia đều thẳng thắn đánh giá: Đây là thử nghiệm không có lương tâm
Thử nghiệm này đã nêu lên những lo ngại về các vấn đề đạo đức vì nó liên quan đến việc chuyển đổi gen trên cơ thể người. ABA News dẫn lời của tiến sỹ Kiran Musunuru – Biên tập viên Tạp chí Di truyền học, chuyên gia về biến đổi gene của Đại học Pennsylvania: “Đây là thử nghiệm không có lương tâm, vô đạo đức”.
Nhà sinh vật học nổi tiếng của Hàn Quốc – Yoo Yong Joon bày tỏ trên CBN weekly: “Trước tiên chưa cần đề cập tới vấn đề công nghệ có hiệu quả hay không, nhưng ai là người chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của cặp song sinh này? Rõ ràng, từ trình tự thực hiện ban đầu cho tới tương lai của thử nghiệm này, đều không cân nhắc tới bất cứ tác hại nào với nhân loại”.
Yoo Yong Joon bày tỏ: “Chỉnh sửa gen vốn không phải là điều quá mới mẻ, tất cả các nhà sinh vật học khi nhập môn đều có sự hiểu biết về nó, nhưng không phải mọi nhà khoa học đều cố gắng thử nghiệm. Không ai biết việc chỉnh sửa gen có tác động ảnh hưởng như thế nào với cơ thể người, đặc biệt lại áp dụng đối với những đứa trẻ chưa thể tự bày tỏ ước muốn của mình”.
Tiến sĩ Eric Topol, Giám đốc Viện nghiên cứu và chuyển đổi Scripps ở California cho biết: “Điều này quá non nớt, có một vấn đề lớn hơn đó là họ thực hiện thao tác này theo sự chỉ đạo của một người”.
Giáo sư Julian Savulescu, Giám đốc Trung tâm thực hành đạo đức Uehiro tại Đại học Oxford, chia sẻ: “Nếu điều này là đúng, thí nghiệm này là rất khủng khiếp giống như loài dã thú”.
Đối với những tranh cãi về thử nghiệm của giáo sư Hạ, người phát ngôn thuộc trường Đại học Khoa học và Công nghệ Phương Nam lại không muốn thừa nhận ‘thành tựu’ này, ngược lại còn nhanh chóng phủi sạch mối quan hệ. Theo công bố của trường, ông Hạ đã nghỉ hưu từ tháng 2 /2018 và nghiên cứu này thực hiện ở ngoài trường, khoa sinh vật của trường không hề biết việc này. Ngoài ra còn lên tiếng, nghiên cứu này vi phạm nghiêm trọng về quy phạm đạo đức và học thuật.
Từ sau sự kiện tới nay, ông Hạ chưa công khai lên tiếng trả lời về những tranh luận. Trợ lý của ông chia sẻ trên CBN weekly, hiện nay ông không nhận phỏng vấn của bất cứ ai, một vài ngày nữa sẽ trả lời đồng nhất. Đối với nghiên cứu này, càng có nhiều những tin tức không thể tiết lộ.
Theo Secretchina
Kiên Định biên dịch