ĐỊA LÝ PHONG THỦY-DỊCH LÝ

Khi nào mới cần Ứng Dụng Quẻ Dịch

Khi nào mới cần Ứng Dụng Quẻ Dịch

Cuộc sống vốn sinh sinh hóa hóa, biến đổi không ngừng, Dịch Lý là một khoa môn chuyên nói về Lẽ Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu (mọi thứ Hữu Hình lẫn Vô Hình).
Mọi vấn đề tạo tác của loài người dù có muốn hay không muốn đều nằm trong Lẽ Biến Hóa của Dịch.
Mọi sự Hóa Thành như Thành thành công, Thành thất bại, Thành chưa xong, Thành tốt, Thành Xấu, Thành giàu, Thành nghèo, Thành có học, thành thất học, Thành nhớ, Thành quên…đều chịu ảnh hưởng của hai yếu tố quan trọng là Chủ quan và Khách quan (Chủ quan là ý mình. Khách quan là ý Trời là mọi biến động ngoài ta) chúng là âm dương luôn chi phối lẫn lộn với nhau.
Lý Dịch là một Nguyên Lý vô song, là một Chân Lý là sự thật của mọi sự thật, chúng bao trùm cả chủ quan và khách quan.

Từ đó khi ta khởi sự tạo tác một việc gì nếu thấy lòng đắn đo, lưỡng lự, lo ngại, không yên… gọi là “Thiên Cơ máy động trong Nhân Cơ” (Bộ máy khách quan thông giao cảm ứng với bộ máy chủ quan của ta) là lúc ta cần xử dụng Lý Dịch để hiểu biết sự Hóa Thành ra sao, nhằm có sự chuẩn bị, né tránh, giảm bớt mọi rủi ro, thành – bại trong cuộc sống.
Ngoài ra Dịch Lý có thể giúp ta nhận diện, giải quyết các vấn đề như sau:
1/ Tri thiên mệnh để tận nhân lực.
2/ Tình huống phân vân chưa biết quyết định lựa chọn nào cho tốt?
3/ Định sự chân giả.
4/ Biết ý người.
5/ Hướng giải quyết tình huống vấn đề.
6/ Chọn ngày giờ tốt để khởi sự.
……..v.v và v.v
Dịch Lý là lý của Biến Hóa – Hóa Thành của Vạn Hữu, nên mọi động tĩnh sống động của muôn loài vạn vật đều được nhận biết qua Lý Dịch.
Nên người học Dịch có thể  “thông dịch tiếng nói của thượng cầm hạ thú” qua Sự “Động – Tĩnh”  thường ngày trong cuộc sống.
Để nhận biết sự động và tĩnh ta áp dụng quy tắc “Đồng lấy dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”:
Khi sự giống nhau nhiều thì ta lấy điểm khác biệt mà luận – Khi sự khác nhau nhiều thì ta lấy điểm giống nhau mà chọn.
Sự diễn biến thường hằng mỗi ngày như mọi ngày thì gọi là Tĩnh, và trong sự tĩnh đó bỗng nhiên có một ngày xảy ra chuyện khác thường thì ngày đó gọi là Động.
Ví như anh A mỗi ngày làm việc đều đặn bình thường, nhưng có một ngày bỗng nhiên cảm thấy lòng bất yên, khó chịu, lo lắng …thì gọi là Động
Ví như thường ngày con cái ta cũng cẩn thận ngoan ngoãn, bỗng nhiên có một ngày nó đụng cái gì cũng đổ bể thì ngày đó gọi là Động.
Ví như ta có người thân quen thường ngày ăn nói cũng tử tế bình thường bỗng nhiên có một ngày phát lên nói một câu nghe lạ tai vui vẻ khác thường thì gọi là Động.
Ví như ta có một nhân viên có tính năng động vui vẻ, bỗng nhiên có một ngày anh ta trầm lặng hẳn, không nói gì đến ai thì gọi là Động.
Ví như bầu trời thường ngày cũng bao vì sao nhấp nháy lung linh bỗng nhiên đêm nay có một vì sao băng, xẹt xuất hiện thì gọi là Động.
Ví như con Lu vật nuôi trong nhà thường ngày khi ta về nó chạy ra mừng vui vẫy đuôi quấn quýt, nhưng hôm nay ta về nó lại sủa khác thường xem ta như người xa lạ thì gọi là Động.
Ví như ta đang ngồi làm việc trong nhà bình thường như mọi ngày bỗng nhiên hôm nay có con thằng lằn rơi xuống trúng ta giật mình thì gọi là Động.
Khi có những hiện tượng Động Tĩnh như trên, dân gian còn thường gọi là điềm  thì là lúc ta cần lấy Quẻ Dịch để “thông dịch tiếng nói của Tạo Hóa” đã mượn những hiện tượng Động Tĩnh trên để nhắn nhủ đến chính người đó hoặc cho tập thể nào đó một điều hung (xấu) hay cát (tốt) nhằm cho ta có sự chuẩn bị đón nhận hay né tránh…
Vậy khi muốn Ứng Dụng Dịch vào cuộc sống hằng ngày ta phải trải qua 3 bước:
“Bước 1”: Để quyết định dùng.
“Bước 2”: Để An Dịch Tượng (lập quẻ Dịch)
“Bước 3”: Để luận Dịch tượng và đưa ra quyết định sau cùng.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111