Thiền định có thể làm chậm lão hóa não, phòng chống bệnh mất trí nhớ
Thiền định có thể làm chậm lão hóa não, phòng chống bệnh mất trí nhớ
Mọi người đều biết, ngồi thiền có thể làm giảm đau nhức, cải thiện sự tập trung và chức năng miễn dịch, hạ huyết áp, ức chế lo nghĩ và mất ngủ.
Ngoài ra, Nghiên cứu khoa học phát hiện việc ngồi thiền có thể đề cao trí lực, giảm bớt lão hóa, giúp phòng ngừa sự lão hóa của não và bệnh mất trí nhớ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có khoảng 356 triệu người trên thế giới mắc bệnh mất trí nhớ, và mỗi năm gia tăng thêm 7.7 triệu người.
Trong đó bệnh Alzheimer chiếm 60-70% tổng số người có vấn trên.
Báo cáo của Viện Y tế quốc gia và Viện lão khoa quốc gia (Mỹ) cho thấy, Alzheimer là một loại rối loạn chức năng thần kinh kéo dài, cũng là nguyên nhân phổ biến nhất trong bệnh mất trí nhớ.
Tuy hiện nay vẫn chưa có giải pháp trị liệu hoặc thuốc có thể phòng tránh hoặc trì hoãn Alzheimer, nhưng trong cuộc sống thường ngày lại có một số phương pháp giúp ích cho sức khỏe, đồng thời cũng có thể giảm nguy cơ bệnh phát sinh.
Thiền định có thể đạt hiệu quả phòng ngừa lão hóa não
Theo trang tin tức sức khỏe Counsel & Heal, nghiên cứu mới nhất của Đại học Califorina (Los Angeles) phát hiện, ngồi thiền có thể phòng ngừa sự lão hóa của não, hoặc có thể giúp phòng tránh bệnh mất trí.
Nhìn chung, não lão hóa nhanh hơn những bộ phận khác trên cơ thể, khi đến tuổi 20 là đã quá trình này bắt đầu tăng tốc.
Trước đây ngồi thiền được chứng minh là có thể làm giảm teo tiểu não có liên quan đến tuổi tác.
Trong nghiên cứu mới này, nhà nghiên cứu phát hiện, ngồi thiền rất có hiệu quả trong việc phòng ngừa tổn thất chất xám của não.
Phó giáo sư thần kinh học Eileen Luders chủ trì nghiên cứu này cho biết, lúc đầu họ cho rằng hiệu quả của ngồi thiền có thể không cao và tập trung vào một sỗ chỗ nào đó. Tuy nhiên, họ đã quan sát thấy toàn bộ não đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thiền.
Những phát hiện này có thể giúp ích cho việc phòng ngừa các bệnh tâm lý và thoái hóa thần kinh, là những loại bệnh gia tăng theo tuổi thọ con người.
TS. Luders nói, trước đây có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào sàng lọc nguyên nhân có thể gia tăng các bệnh tâm lý và chứng thoái hóa thần kinh, nhưng không quan tâm nhiều đến phương pháp có thể tăng cường sức khỏe của não bộ.
Luders chỉ ra, kết quả của họ rất có ý nghĩa.
Tích lũy chứng cứ khoa học có liên quan đến việc ngồi thiền làm thay đổi trạng thái của não, cuối cùng đã có thể chuyển từ nghiên cứu thành ứng dụng thực tế. Nghiên cứu mới này được công bố trong kỳ báo mới nhất của tạp chí “ Thông tin tâm lý học.”
Thiền định giúp vùng não kiểm soát cảm xúc tích cực trở nên hoạt động hơn
Trong nghiên cứu từ trước đến nay, với công nghệ quét não, các nhà khoa học phát hiện người ngồi thiền trường kỳ có những vùng chịu trách nhiệm các cảm giác nhạy cảm trong cơ thể con người dày lên rõ rệt.
Giáo sư Richard Davidson (Đại học Wisconsin, Mỹ) cho biết, dù là người mới ngồi thiền, vùng não kiểm soát cảm xúc tích cực trở nên hoạt động hơn, điều này tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh cảm cúm.
Giáo sư Davidson còn nghiên cứu sự ảnh hưởng của ngồi thiền đối với khả năng chú ý và độ nhạy cảm các giác quan của con người.
Trong khi quan sát sự vật, con người thường bỏ lỡ chi tiết nào đó.
Giống như khi hai hình ảnh hiển thị trên màn hình cách nhau nửa giây, người ta thường không nhìn thấy hình ảnh thứ hai. Những người trải qua tập luyện thiền định lại có thể nhìn thấy thứ mà người khác bỏ sót.
Thiền giúp tư duy nhanh nhẹn, kiểm soát cảm xúc
Tháng 8/2010, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ từng công bố một nghiên cứu, cho thấy thiền trong văn hóa phương Đông có thể thay đổi đường đi của thần kinh não bộ.
Đề tài này do Đại học Oregon và Đại học Công nghệ Đại Liên hợp tác nghiên cứu, cho thấy thực hành thiền định có thể trợ giúp não bộ kiểm soát cảm xúc, giúp con người càng thêm thoải mái, giảm bớt lo nghĩ.
Nghiên cứu trước đây của Đại học Califorina cũng phát hiện, vùng phụ trách sự tập trung và điều tiết cảm xúc trong não của người ngồi thiền có dung tích lớn hơn, vả lại chất xám của não nhiều hơn, do đó cải thiện được trí lực hơn.
Bảo vệ não là điều kiện quan trọng để sống lâu
Trong cuốn sách “101 cách sống đến 100 tuổi không bị mất trí nhớ” của mình, Giáo sư Shirasawa Takuji (Đại học Juntendo, Nhật bản), một chuyên gia nghiên cứu chống lão hóa nổi tiếng, cho rằng thói quen sinh hoạt lành mạnh là một trong những nhân tố chủ yếu giữ cho não trẻ, cũng là điều kiện quan trọng của sống thọ.
Shirasawa Takuji căn cứ vào kết quả nghiên cứu nhiều năm, phỏng vấn kỹ lưỡng nhiều người sống thọ của Nhật.
Thông qua kiểm tra trạng thái sức khỏe, khả năng vận động, và các vấn đề hoóc-môn liên quan đến sống thọ trên cơ thể họ, ông đã phát hiện, những người không dễ mắc chứng bệnh mất trí sống lâu hơn.
Nếu như trong cuộc sống hàng ngày, ai có thể thực hành thói quen chống mất trí, chắc chắn có thể kéo dài tuổi thọ của mình.
Người sống lâu nhất nước Pháp Jeanne Calment, thọ 122 năm lẻ 5 tháng 14 ngày, đã phá kỷ lục guiness của Shigechiyo Izumi người Nhật Bản sống thọ 120 tuổi 37 ngày.
Lúc Calment còn sống đã luôn nói, phải không ngừng sử dụng bộ não, muốn sống trường thọ cũng phải có đầu óc tỉnh táo.
Theo Đại Kỷ Nguyên Đài Loan
Thanh Lê biên dịch