3 quan điểm sai lầm trong dưỡng sinh theo Đông Y
3 quan điểm sai lầm trong dưỡng sinh theo Đông Y
Đông y truyền thống là kiến thức độc đáo của người xưa, ngày càng được mọi người xem trọng nhờ ưu thế lành mạnh và thuần thiên nhiên, trở thành sự lựa chọn hàng đầu để chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Đông Y ngày càng được mọi người xem trọng nhờ ưu thế lành mạnh và thuần thiên nhiên (Ảnh minh họa từ Shutterstock)
Dù vậy, đa số mọi người không hiểu biết nhiều về dưỡng sinh trong Đông y, dẫn đến những sai lầm khi chăm sóc sức khỏe, các chuyên gia đã tổng kết được 3 sai lầm lớn trong việc dưỡng sinh theo phương pháp Đông y, chúng ta hãy cùng tham khảo:
- Dưỡng sinh là việc của người lớn tuổi?
Nói đến chủ đề “dưỡng sinh”, có rất nhiều thanh niên đều nghĩ rằng dưỡng sinh là việc mà người lớn tuổi làm nhằm kéo dài tuổi thọ và sức khỏe, mình còn trẻ, vẫn chưa đến lúc đó. Trên thực tế thì đừng để đến giai đoạn trung niên trở đi mới chú ý đến dưỡng sinh, mà nên quan tâm đến vấn đề này ngay từ khi còn trẻ.
Cách dưỡng sinh nằm ở việc điều hòa âm dương để cơ thể được cân bằng, đồng thời nâng cao khả năng điều chỉnh tâm lý, giữ gìn sức khỏe, đây là chủ đề mà bất cứ người trẻ tuổi nào cũng phải chú trọng.
ADVERTISEMENT
- Đi khám Đông y nghĩa là uống thuốc Đông y?
Đông y chữa trị theo quan niệm tổng thể và phân tích biện chứng, dùng thuốc Đông y chỉ là một phần nội dung của việc phòng và trị bệnh. (Ảnh: Shutterstock)
Đi khám Đông y là phải uống thuốc thang? Cách nói này không hoàn toàn đúng. Thật ra, uống thuốc Đông y chỉ là một phần trong việc phòng và trị bệnh, Đông y xem trọng việc chữa trị theo quan niệm tổng thể và phân tích biện chứng.
Quan điểm trọng tâm cua Đông y là “trị khi chưa bệnh”, thông qua việc phân tích, đo lường bệnh tình của bệnh nhân để biết nên uống thuốc hay châm cứu, bấm huyệt, giác hơi để phòng và trị bệnh. Thậm chí chỉ cần điều chỉnh cảm xúc, thay đổi cách sống không lành mạnh là đã có thể chữa được bệnh, điều quan trọng hoàn toàn không phải là có uống thuốc thang hay không.
- Hễ hơi khó chịu là uống thuốc?
Cái gọi là “thuốc có 3 phần độc”, thuốc nào cũng có tác dụng phụ; sử dụng thuốc kháng sinh không hợp lý sẽ làm tăng sức kháng thuốc của vi khuẩn, ảnh hưởng đến hiệu quả chữa trị sau này.
Thông thường, cơ thể của chúng ta có khả năng tự phục hồi rất mạnh, nếu bản thân chúng ta biết những kiến thức dưỡng sinh theo Đông y, trong cuộc sống thường ngày, biết kết hợp làm việc và nghỉ ngơi, vận động vừa phải, cân bằng cảm xúc cũng như kết hợp với việc chữa trị bằng ăn uống, vừa tăng cường khả năng miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật, vừa giúp cơ thể tự điều hòa, hồi phục sức khỏe.
Dưỡng sinh vào mùa đông
“Xuân nảy mầm, hạ sinh trưởng, thu thu hoạch, đông cất trữ”, quan điểm dưỡng sinh Đông y cho rằng nên phối hợp sự vận động của thiên nhiên để điều hòa sinh hoạt. Mùa đông là mùa vạn vật cất giữ, khí hậu lạnh lẽo, sinh hoạt nên “ngủ sớm dậy muộn”, đợi sau khi mặt trời lên rồi mới bắt đầu hoạt động buổi sớm, tránh khoảng thời gian nhiệt độ thấp vào sáng sớm và tối khuya, ngoài ra cần đặc biệt chú ý giữ ấm, nhất là người lớn tuổi dễ mắc các chứng bệnh về tim mạch vào mùa này nên cần phải cẩn thận.
Khi ăn uống, nên lựa chọn những loại thực phẩm bổ gan, ví dụ như đậu đen, mộc nhĩ, mè đen… cũng như thịt cừu/dê và quả óc chó.. để bồi bổ vào mùa đông nhằm tạo nền tảng sức khỏe tốt cho sau này.
Các món vịt nấu gừng, gà tiềm, sườn hầm thuốc bắc, canh thịt dê đương quy, canh thập toàn đại bổ hầu như đều là những vị thuốc để giữ ấm, không phù hợp với những người thừa cân, hay thức đêm, làm việc quá sức. Tốt nhất là nên đổi sang những loại thuốc bổ không dễ bốc hỏa như súp tứ thần (phục linh, hạt sen, sơn dược, khiếm thực) hoặc súp tứ quân tử (nhân sâm, phục linh, bạch thuật, cam thảo)… Do thể chất của mỗi người không giống nhau, trước khi bồi bổ nên tìm đến sự tư vấn của y sỹ Đông y trước để hiểu thể chất của mình rồi mới bồi bổ.
Thanh Xuân