VĂN HÓA-ĐỜI SỐNG- KỸ NĂNG SỐNG ĐẸP

Giữ trong lòng lời không đáng nói thì tránh được sai lầm. Đừng nói 4 lời này

Giữ trong lòng lời không đáng nói thì tránh được sai lầm.

Đừng nói 4 lời này

Tu khẩu tốt thì không gặp rắc rối, giữ trong lòng lời không đáng nói thì tránh được sai lầm.
Người thông minh thực sự thì không nói 4 lời này
Người thông minh không tự chuốc lấy điều thị phi chỉ vì những lời nói lỡ trớn.
Trong thuật xử thế, có những điều chẳng bao giờ nên phát ngôn.
Người thông minh, biết ứng xử sẽ luôn tránh được.
Lời phàn nàn
Khi mắc sai lầm, đừng chỉ cười trừ im lặng mà hãy biết nói câu xin lỗi.
Khi người khác mắc sai lầm, đừng phàn nàn, đừng hậm hực, hãy biết bao dung. Đừng để trong tâm những điều nhỏ nhặt và phàn nàn rằng thế giới này quả là chẳng công bằng.
Đương nhiên, thi thoảng bạn có thể than phiền nhưng không ai chịu nổi một người cứ suốt ngày không ngừng than vãn, thở dài, cau có.
Rồi cuối cùng, bạn sẽ thấy những lời phàn nàn đều là vô ích.
Chỉ ngồi một chỗ phàn nàn mà không nỗ lực làm việc chăm chỉ thì có lẽ bạn sẽ đang rất xa thành công.
Biến những lời ủy mị, than vãn và sự bất mãn trong tâm trở thành sức mạnh, động lực ấy mới là cách làm của người thông minh.
Lời vô nghĩa
Đã nói ra thành lời, ắt phải có ý tứ minh bạch, rõ ràng.
Lời nói vô nghĩa dễ khiến người khác cảm thấy chán chường, cũng khiến bản thân trở thành tầm thường trong mắt họ.
Có người khi gặp hoàn cảnh khó khăn, gặp chuyện buồn phiền thì không ngừng trằn trọc, thất vọng.
Họ càng nghĩ nhiều thì càng dễ buột miệng nói ra những lời vô nghĩa, những điều đáng ra nên giữ trong tâm.
Về sau, chính những chuyện tưởng như cỏn con, vô nghĩa ấy sẽ quay ngược trở lại làm khó bạn.
Ngay cả với người tiếp nhận, những lời vô nghĩa ấy cũng có tác động tiêu cực rất lớn.
Ai còn dám gần gũi bạn lâu hơn?
Ai còn dám chia sẻ hay lắng nghe tâm sự của bạn?
Thay vì ngồi ở đó nói những lời vô nghĩa, tiêu phí thời gian và thử thách sự kiên nhẫn của người khác, hãy nhắm thẳng vào vấn đề và dám đương đầu với chúng.

“Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. (Ảnh: facebook)

Tin đồn
Tung ra những thứ tin đồn thất thiệt còn tệ hơn làm một điều sai trái.
Bởi tin đồn có thể khiến nhiều người “nhiễm độc”, hoặc là cùng phẫn nộ, hoặc là cùng hoang mang với những điều đồn đại ấy.
Tin đồn còn xuất phát từ lòng đố kỵ, ghen ghét của người phát ra nó.
Khi chứng kiến những người xung quanh ngày một thành công và phát tài hơn, họ bắt đầu cảm thấy bực bội, khó chịu và dựng lên những câu chuyện không có thật nhằm hạ thấp uy tín của người đó.
Đương nhiên, những người suốt ngày đi tung tin đồn sẽ không thể tập trung vào sự nghiệp và cuộc sống của bản thân.
Thay vào đó, họ dồn sức lực và sự chú ý vào người khác, thậm chí xét nét đến từng bước chân.
Nhưng họ lại quên mất một điều rằng, cuối cùng thì người chịu tổn thương nhiều nhất lại chính là bản thân mình mà thôi.
Lời kiêu căng
Trong men say của thành công, tiền bạc, của những tiếng vỗ tay, lời khen ngợi… người ta dễ đánh mất mình.
Có thể bạn rất tài năng ở vài lĩnh vực nào đó nhưng cũng chẳng nên đánh mất mình vì những lời tâng bốc, tự mãn về bản thân.
“Ngoài trời còn có trời”, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, trên đời làm gì có người bất bại, không đối thủ.
Người biết tất cả thường im lặng.
Người thông minh thì học cách lĩnh hội, chứ không phải khoe mẽ bản thân.

Triết học gia Socrates từng có câu nói rằng: “Tôi chỉ biết một điều là: Tôi chẳng biết gì cả”. (Ảnh: albertvataj.com)

***

Chỉ số IQ hay EQ cao hay thấp không phải là vấn đề quá lớn, bạn có thể không cần quá thông minh, quá khéo léo trong giao tiếp, ứng xử nhưng nhất định phải là người có khí chất, phải sống cho ra người quân tử.
Đầu tiên là học cách không nói những lời tùy tiện.
Đôi khi chỉ một hai câu nói không đúng chỗ sẽ khiến bạn mất đi rất nhiều thứ đáng giá khác.
Khi bạn thù ghét người ta, tất cả cũng quay sang thù ghét bạn, chẳng có gì tốt đẹp cả.
Đừng chỉ nói mà không làm.
Hãy ghi nhớ kĩ: càng chăm chỉ, càng may mắn.
Cũng hãy từ bỏ tất cả những thói xấu đang làm tổn hại bạn: sự nóng nảy, lười biếng, lòng đố kỵ, ghen ghét…
Hãy dành cho mình ít nhất 3 phút suy ngẫm thật kỹ trước khi nói ra điều gì đó.
Hãy tập thói quen bình tĩnh, ngẫm thật lâu, nói thật chậm, đừng chỉ chăm chăm chú ý vào những gì mắt thấy, tai nghe.
Hãy làm những việc nên làm, nói những điều nên nói.
Cho dù gặp bất kể rắc rối nào, đừng cảm thấy hổ thẹn hay chán chường.
Mọi chuyện dù tệ thế nào đi nữa, đừng bao giờ thất vọng bởi vì bạn vẫn còn có ngày mai để xây tất cả lại từ đầu.
Người sống có mục đích thì như vận động viên đang chạy đường dài về đích, người không có mục đích thì lang thang chẳng biết về đâu.
Người có mục đích sống thì biết hàm ơn, người không có mục đích sống thì chỉ thích phàn nàn.
Bởi đơn giản, họ cho rằng cả thế giới đang nợ mình một ân tình.
Nếu cảm thấy rằng cuộc đời sao lắm đắng cay, nghiệt ngã, hãy cứ tự nói với bản thân rằng chẳng qua là mình đang leo dốc mà thôi. Bởi leo dốc đi lên thì khổ, còn trượt dốc đi xuống lại thật dễ làm sao.
Còn đi lên nghĩa là bạn còn tiến bộ.
May mắn là cách những người chiến thắng khiêm tốn nói về mình.
Chẳng có may mắn nào mà đằng sau không có những nỗ lực phi thường cả.
Trời cao an bài tất cả nhưng không có nghĩa là bạn có thể đổ tại số trời cho sự yếu kém của mình.
Hãy chăm chỉ, cần mẫn, hãy tu dưỡng bản thân, hãy sống thiện với đời, Trời nào Trời chẳng thương cho.
Có phải vậy không?

Theo Secret China
Xuân Phong biên dịch

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0914-098-111